Trước tiên hãy định nghĩa kiến trúc Tân cổ điển hay Bán cổ điển (neo-clacsical): là trường phái kiến trúc làm sống lại những hình ảnh cổ điển mang hơi thở Âu-Mỹ trong thế kỷ 18, 19 thông qua nghệ thuật tạo hình kiến trúc đặc trưng. Tân cổ điển là sự đơn giản hóa kiến trúc cổ điển, lấy những bức tường, hàng cột làm trọng tâm và làm nổi bật bản chất chi tiết của bộ phận đó.
Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là các điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường. Hình khối kiến trúc cân đối và được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với từng chức năng sử dụng.
Ngay cả đồ dùng trong ngôi nhà mang phong cách bán cổ điển thì mọi thứ phải được lựa chọn hợp lý, đồng bộ sao cho không gian nội thất toát lên vẻ cổ điển. Treo một bức tranh, lựa chọn phông màn cửa, đặt một bức tượng đúng chỗ, đúng vị trí và phù hợp với kiến trúc cũng như phong cách trang trí nội thất chung của ngôi nhà sẽ làm ngôi nhà của bạn trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn.
Việc kết hợp giữa những con người mang cuộc sống hiện đại đặt vào ngôi nhà tân cổ điển về phong cách kiến trúc và nội thất đang là trào lưu, là xu hướng thiết kế được sử dụng nhiều trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên tùy từng không gian nhà và gu thẫm mỹ của gia chủ sẽ dẫn đến nhiều cách xử lý có phần khác nhau.
Kiến trúc tân cổ điển sử dụng những chi tiết, bố cục của phong cách cổ điển như Rococo, Baroque nhưng có xu hướng nhấn mạnh vào các mảng tường, chân cột chứ không phải ở khối lượng tác phẩm điêu khắc
Cũng như kiến trúc bên ngoài, nội thất mang phong cách bán cổ điển là những gì mộc mạc, ấm áp và giản gị nhất. Điểm nhấn vẫn là các mặt phẳng như trần, các bức tường có tông màu sáng như màu trắng, màu đá, màu xanh nhạt... Những nét hoa văn nổi bật là các phào chỉ viền trần được chế tác một cách khéo léo, các cột trụ, vòm trần được trau truốt tỷ mỷ đậm chất châu Âu.
Nhận xét
Đăng nhận xét